Điều kiện, thủ tục xây dựng công trình trên đất trồng lúa theo đề xuất mới
[ad_1]
Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất điều kiện, tiêu chí xây dựng công trình trên đất trồng lúa phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Hình minh họa
Công trình xây dựng có diện tích không quá 500m2
Theo dự thảo, xây dựng công trình trên đất trồng lúa phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Không làm ảnh hưởng đến công năng sử dụng các công trình thủy lợi, giao thông nội đồng, diện tích đất trồng lúa hiện đang sản xuất liền kề.
– Đối với cá nhân có quy mô diện tích đất trồng lúa hoặc diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tập trung từ 03ha trở lên đối với khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và 02ha trở lên đối với các khu vực còn lại;
Đối với tổ chức có quy mô diện tích đất trồng lúa hoặc diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa tập trung từ 45ha trở lên đối với khu vực Đông Nam Bộ và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và 30ha trở lên đối với các khu vực còn lại thì được sử dụng một phần diện tích trên đó để xây dựng 01 công trình.
– Là công trình xây dựng 01 tầng, không xây dựng tầng hầm; xây dựng bằng vật liệu lắp ghép đơn giản, dễ tháo dỡ; không sử dụng vào mục đích để ở.
– Tỷ lệ diện tích công trình xây dựng tối đa 0,01% tổng diện tích đất lúa hoặc đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa nhưng không vượt quá 500m2.
– Diện tích đất xây dựng công trình theo quy định này được thống kê là đất trồng lúa.
Trình tự thẩm định công trình xây dựng trên đất trồng lúa
Dự thảo nêu rõ, tổ chức, cá nhân khi xây dựng công trình trên đất trồng lúa, gửi hồ sơ tới Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị cho phép xây dựng công trình. Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị xây dựng công trình;
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp diện tích đề nghị xây dựng công trình của tổ chức, cá nhân;
– Bản mô tả sơ đồ, vị trí xây dựng công trình.
Thời gian làm việc:
– Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND cấp huyện xem xét, thẩm định hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định, UBND cấp huyện ban hành văn bản cho phép tổ chức, cá nhân được xây dựng công trình.
– Trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định, UBND cấp huyện thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, tổ chức, cá nhân phải hoàn thiện hồ sơ và gửi UBND cấp huyện. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thực hiện thủ tục hành chính.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hoàn thiện đúng theo yêu cầu, UBND cấp huyện xem xét, ban hành văn bản cho phép xây dựng công trình theo quy định.
Trường hợp tổ chức, cá nhân không hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn theo yêu cầu hoặc UBND cấp huyện không đồng ý với hồ sơ hoàn thiện thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết và nêu rõ lý do.
Trường hợp cần thiết phải tiến hành thẩm định ngoài thực địa vị trí, diện tích công trình xây dựng trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức đoàn kiểm tra, lập biên bản kiểm tra trước khi ra văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận.
UBND cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc xây dựng công trình trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
[ad_2]
Điều kiện, thủ tục xây dựng công trình trên đất trồng lúa theo đề xuất mới