Tự ý lập bãi trông giữ xe trái phép ngày Tết bị xử phạt thế nào?

Tự ý lập bãi trông giữ xe trái phép ngày Tết bị xử phạt thế nào?
[ad_1]

Dịp lễ, Tết nhiêu bãi giữ xe tự phát lấn chiếm cả vỉa hè, hành lang đi bộ. Xin hỏi, việc này có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử phạt thế nào?

Hình minh họa

Trả lời:

Theo khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh bãi đỗ xe quy định: “Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương”.

Như vậy, kinh doanh bãi đỗ xe không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên không cần phải đăng ký kinh doanh (ĐKKD). Tuy nhiên, cá nhân muốn kinh doanh bãi đỗ xe phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 55 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Do đó, việc kinh doanh bãi đỗ xe không cần ĐKKD nhưng vẫn phải thông báo với Sở GTVT nơi kinh doanh địa điểm đỗ xe và cần phải xin giấy phép an ninh trật tự, giấy phép phòng cháy, chữa cháy.

Xử phạt hành vi tự ý lập bãi trông giữ xe

Cá nhân có hành vi xây dựng hoặc thành lập bãi đỗ xe khi chưa được cơ quan quản lý Nhà nước về GTVT đồng ý theo quy định sẽ bị phạt tiền và bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 4, điểm g khoản 5, khoản 6, điểm a khoản 7 và khoản 9 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, theo đó tùy theo diện tích cá nhân sử dụng để làm bãi trông xe thì sẽ tương ứng với các mức xử phạt như sau:

– Trường hợp cá nhân chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố làm nơi trông giữ xe ô tô, xe máy dưới 05m2, mức phạt sẽ là từ 2 – 3 triệu đồng;

– Trường hợp cá nhân chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố làm nơi trông giữ xe ô tô, xe máy từ 05m2 đến dưới 10m2 làm nơi trông, giữ xe, mức phạt sẽ từ 4 – 6 triệu đồng;

– Trường hợp cá nhân chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố làm nơi trông giữ xe ô tô, xe máy từ 10m2 đến dưới 20m2 làm nơi trông, giữ xe, mức phạt sẽ từ 6 – 8 triệu đồng;

– Trường hợp cá nhân chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố làm nơi trông giữ xe ô tô, xe máy từ 20m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe, mức phạt sẽ từ 10 – 15 triệu đồng.

Theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

Phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng đối với cá nhân, từ 30 – 40 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải đồng ý theo quy định”.

– Xây dựng bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Ngoài ra, cá nhân tự ý xây dựng hoặc thành lập bãi đỗ xe buộc phải tháo dỡ công trình trái phép, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.



[ad_2]

Tự ý lập bãi trông giữ xe trái phép ngày Tết bị xử phạt thế nào?

Có thể bạn quan tâm

Từ khóa